du lịch nhật bản

tour nhật bản

dịch vụ hút hầm cầu

dịch vụ thông cống nghẹt

rèm cửa tphcm

rèm cửa sổ

rèm vải

rèm cuốn

rèm roman

rèm văn phòng

rèm sáo gỗ

rèm sáo nhôm

rèm cầu vồng

iphone

ipad

macbook

apple watch

Rèm vải phòng khách

rèm vải chống nắng

Rèm cửa sổ

Rèm vải

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cuốn

Rèm văn phòng

Rèm gia đình

Rèm cửa

Rèm vải

Rèm cầu vồng

Rèm cuốn

màn cửa đẹp

màn cửa hcm

màn cửa

màn vải đẹp

rèm cửa tphcm

mẫu nhà mới

dịch vụ visa

Quy định mới của Châu Âu đối với thủy sản xuất khẩu

Ngày 31 tháng 7 năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công văn 5137/BNN-CCPT đến Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu EU.

Theo đó, Bộ chỉ đạo việc đăng ký cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm để chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU để đáp ứng quy định mới của Ủy ban Châu Âu theo khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU vào tháng 6/2023, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU trong khi chờ cập nhật quy định bổ sung đối tượng đưa vào Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến với báo cáo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường như sau:

Một, giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức thực hiện thẩm định, đánh giá sự tuân thủ quy định, quy chuẩn của Việt Nam và EU về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi thị trường EU, cấp mã số cơ sở theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT; sử dụng biểu mẫu và hướng dẫn thẩm định đối với cơ sở sơ chế, kho bảo quản độc lập ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT. Cùng với đó, tổ chức đăng ký với Cơ quan thẩm quyền EU đưa tên các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu.

Hai, giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất phương thức cập nhật quy định bổ sung đối tượng đưa vào chương trình xuất khẩu thủy sản theo Thông tư số 48/2018/TT-BNNPTNT một cách thuận lợi, kịp thời phù hợp với thực tế hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.

Ba, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu EU chủ động thông báo cho chủ cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm và cơ sở bảo quản thành phẩm thủy sản đăng ký với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các đơn vị trực thuộc Cục trên địa bàn phụ trách để được thẩm định, đánh giá bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU.

Thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bổ sung Danh sách xuất khẩu

Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiến hành thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện các bước sau:

Đối với Cơ sở có kết quả đạt: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thông báo kết quả; cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT; bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền EU bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường EU; cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Đối với Cơ sở có kết quả không đạt: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực (nếu có).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *